17/10/2016 15:44        

VẬT LÝ TRỊ LIỆU TRONG ĐIỀU TRỊ LOÃNG XƯƠNG

Loãng xương hay còn gọi là thưa xương hay xốp xương

Loãng xương (Osteooporosis) là một rối loạn chuyển hóa của bộ xương gây tổn thương sức mạnh của xương đưa đến tăng nguy cơ gãy xương. Sức mạnh của xương bao gồm sự toàn vẹn cả về khối lượng và chất lượng của xương.  

Làm thế nào để nhận biết loãng xương?

-         Tuổi > 40

-          Chế ăn không đủ canxi

-         Có lối sống không lành mạnh: hút thuốc lá , sử dụng ma túy, uống rượu. Uống quá nhiều cà phê mỗi ngày. Ăn uống không điều độ, không đủ chất dinh dưỡng. Không hoạt động thể lực phù hợp, không tập thể dục. Không giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan.

-         Từng gãy xương hoặc có cha mẹ bị loãng xương hoặc bị gãy xương

-         Mắc các bệnh lý: đái tháo đường, bệnh thận mạn, tăng huyết áp, tăng cholsterol, bệnh tim mạch, viêm khớp dạng thấp…

-         Đau nhức trong xương, đau cột sống, xẹp đốt sống, vẹo cột sống, gù

Chẩn đoán loãng xương:

- Khi mật độ xương của người lớn dưới -2,5 SD

- Khi mật độ xương của trẻ em dưới -2,0 SD có kèm theo gãy xương

Điều trị loãng xương như thế nào?

1.     Thay đổi lối sống:

a.      Tránh uống cà phê quá nhiều mỗi ngày: cafein có trong cà phê có tác động tới sức khỏe của xương. Cứ hấp thụ 100mg cafein thì mất khoảng 6mg canxi. Theo nghiên cứu, phụ nữ uống trên 2 cốc cà phê mỗi ngày, mật độ xương của xương hông và xương cột sống đều giảm thấp. Cafein kết hợp với các free calcium bên trong cơ thể và được bài tiết, free calcium giảm sẽ gây ra sự phân giải của calcium, từ đó gây loãng xương.

b.     Tránh thuốc lá: Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Gothenbur (Thủy Điển) cho thấy, mật độ xương, đặc biệt là xương chậu và xương sống của người hít phải khói thuốc lá thấp hơn người bình thường. Nguyên nhân là khói thuốc lá làm giảm  lượng canxi mà xương hấp thụ, khiến xương yếu, giòn, dễ gãy. Hơn nữa, người hít phải khói thuốc lá có hàm lượng vitamin D thấp hơn so với người bình thường, khiến xương hấp thụ canxi kém hơn, nghĩa là mật độ khoáng xương thấp, làm tăng nguy cơ loãng xương. 

c.     Tránh béo phì.

d.     Cần hoạt động thể lực phù hợp hàng ngày.

e.     Thường xuyên tắm nắng.

2.     Dinh dưỡng đủ canxi : bổ sung nguồn thức ăn và sữa giàu canxi ( theo nhu cầu của cơ thể từ 1000-1500mg hàng ngày. 

3.     Các phương pháp vật lý trị liệu: làm giảm đau, duy trì khối lượng xương, tăng dinh dưỡng cho cơ xương, giữ cho cột sống thẳng. Bao gồm:




Hồng ngoại


Điện xung



Sóng ngắn


Siêu âm


Xoa bóp, vận động trị liệu



Laser chiếu ngoài


Kéo cột sống


Từ trường

4.     Thuốc : sử dụng thuốc ức chế hủy xương, tăng tạo xương, canxi, vitamin D.

Khi nào cần điều trị loãng xương?

Càng sớm càng tốt, nếu không điều trị tích cực, xương sẽ ngày càng xốp và giòn và có thể gãy xương ngay cả khi không có chấn thương. Vị trí gãy thường là xương cột sống, cổ xương đùi, đầu dưới xương cổ tay. Khi xương đã bị gãy cần mất rất nhiều thời gian để điều trị và tốn khá nhiều chi phí.

Ngay cả sau khi phẫu thuật gãy xương thì tỉ lệ tái gãy cũng rất cao.

Vì cuộc sống của bạn, hãy giữ cho xương chắc khỏe, và điều trị ngay khi được xác định loãng xương./.

Tài liệu kham khảo:

http://vozz.vn/forum

http://healthplus.vn/hit-khoi-thuoc-la-gay-loang-xuong-gay-xuong-va-dau-cot-song-d33306.html

http://www.phununet.com/tin-tuc/ca-phe-thu-pham-gay-vo-sinh-loang-xuong-o-phu-nu/10c-1680sc-528376n.html

các phương thức vật lý trị liệu 









 

CHUYỂN ĐỔI SỐ

abc

ĐƯỜNG DÂY NÓNG

ZBC

ĐĂNG KÝ KCB

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH